Cách mở rộng ổ cứng khi dùng VPS từ nhà cung cấp vultr

Bài viết này mình sẽ chia sẽ 1 khái niệm khá hay bên vultr là Block Storage

Giới thiệu Block Storage

Thông thường các bạn sẽ chọn giải pháp mua vps khi mình muốn triển khai 1 website tới khách hàng, với 1 cấu hình cho 1 website cơ bản chẳng hạn với giá 5$ / tháng bạn sẽ mua được 1 VPS trên vultr với cấu hình:

  • 1 vCPU
  • 1 GB Ram
  • 25 GB SSD
  • 1 GB Bandwidth

Sau 1 thời gian sử dụng thì do website chuyên về blog hoặc giới thiệu bài viết thì sẽ có nhập liệu hình nhiều, VPS dần sẽ bị hết dung lượng. Trong trường hợp nếu 1 VPS đó bạn muốn thiết lập thêm 1 website khác thì điều này là không thể vì mặc dù CPU, Ram và Bandwidth vẫn còn đáp ứng được nhưng ổ cứng hiện tại cho website 1 đã hết, thì với những trường hợp này thường thì hướng tiếp cận đầu tiên của mọi người sẽ là mua mới 1 VPS mới với cấu hình như trên nếu ước lượng là hình ảnh và source code mình sẽ tầm 10 GB

Để làm được việc này vẫn thiết lập được thêm 1 website mà chỉ tốn khoảng 1$ / 10GB / tháng (hoặc 2$ / 20GB) thì vultr đã cung cấp cho mình 1 khái niệm là Block Storage

Bằng việc sử dụng Block Storage thì mọi người có thể mua thêm ổ cứng và gắn nó vào VPS mình đã khởi tạo sẵn

Khởi tạo 1 Block Storage

Có 2 loại Block Storage là HDD và NVMe (có giá khác nhau HDD giá 1$ / 40GB / tháng còn NVMe giá 1$ / 10GB/ tháng)

Sau khi chọn loại Block Storage xong thì sẽ đến bước chọn location tương ứng, ví dụ hiện tại vps đang khởi tạo là ở Tokyo thì Block Storage mình cũng chọn là Tokyo luôn điều này là bắt buộc khi sử dụng Block Storage với web server của bạn

Sau khi chọn xong Storage Location, bạn nhấn ‘Add Block Storage‘ để hoàn thành việc thiết lập

Gắn Block Storage vào phiên bản máy chủ

Bạn chỉ có thể gắn 1 Block Storage vào 1 máy chủ và phải đảm bảo là cùng vị trí với máy chủ, gồm các bước theo sau:

  • Đi tới liên kết https://my.vultr.com/blockstorage/
  • Nhấn vào biểu tượng cây bút bên cạnh ổ cứng cần gắn
  • Chọn máy chủ từ trình đơn sổ xuống
  • Nhấn “Attach”

Block storage sẽ có sẵn trên máy chủ như 1 một thiết bị mới

Gắn Block Storage trên Linux

Ở đây, chúng ta không cần phải chia nhỏ ổ cứng nên chỉ có 1 số thao tác cơ bản là có thể sử dụng được Block Storage mới dc thêm vào trên server, gồm các bước sau:

  • Xác thực tên thiết bị mới được thêm vào. Thiết bị Block Storage đầu tiên được kết nối tới server là /dev/vdb. Những thiết bị được thêm vào tiếp sẽ có dạng /dev/vdc/dev/vdd…. Sử dụng lệnh lsblk để xác thực tên thiết bị mới. Ở ví dụ này sẽ hiển thị 10GB dist
lsblk
NAME   MAJ:MIN RM  SIZE RO TYPE MOUNTPOINT
sr0     11:0    1 1024M  0 rom
vda    252:0    0   55G  0 disk
└─vda1 252:1    0   55G  0 part /
vdb    252:16   0   10G  0 disk
  • Định dạng ổ cứng mới định dạng EXT4 bằng lệnh
mkfs.ext4 /dev/vdb
  • Tạo 1 điểm để gắn kết giữa Block Storage và thư mục trên server của bạn, ví dụ: /mnt/blockstorage
mkdir /mnt/blockstorage
  • Cập nhật lại nội dung của tệp /etc/fstab điều này sẽ tự động gắn ổ cứng tạo điểm gắn kết đã tạo ở trên /mnt/blockstorage khi server khởi động lại.
UUID=<ACTUAL UUID> /mnt/blockstorage ext4 defaults,noatime,nofail 0 0
  • Sau đó bạn có thể chạy lệnh dưới để kết nối điểm tạo trên server mà không cần khởi động lại server
mount /mnt/blockstorage

Để kiểm tra ổ cứng mới đã sử dụng được chưa ta chạy câu lệnh trên server

df -l

Lúc này chúng ta sẽ thấy là /dev/vdb đã được thể hiện trên màn hình dung lượng bao nhiêu và đã được sử dụng bao nhiêu

Lúc này khi chúng ta tạo 1 website khác thì chúng ta chỉ cần tạo thư mục bên /mnt/blockstorage và mapping location từ Nginx vào ổ cứng mới tạo là được.

Happy configuring 🙂

5/5 - (1 vote)

You May Also Like

About the Author: truongluu

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *